“Học online mà như có Gia sư” & Một vài ghi chú về Online learning

“Gia sư TOEIC”, tên gọi trước đây của Tiếng Anh Mỗi Ngày, có câu slogan: “Học Online mà như có Gia sư”. Câu này không phải do chúng tôi cố ý tạo nên mà đa phần là tình cờ.

Hôm qua, tôi chợt nhớ đến một đoạn video trước đây đã từng xem của Luis Von Ahn, người sáng lập Duolingo, trong đó nói đến định hướng sắp tới của họ là đem giáo dục ngoại ngữ đến rộng rãi mọi người thông qua việc tạo ra một chương trình tốt như thể bạn có gia sư dạy kèm.

Thật là đúng ý.

Nhân việc nói về việc tạo ra một chương có thể thay thế gia sư, tôi muốn chia sẻ một vài suy nghĩ về khả năng hiện thực hóa mục tiêu này, một điều nếu làm được tôi nghĩ sẽ có một ý nghĩa sâu xắc và một ảnh hưởng lớn lao.

Theo tôi, có 2 câu hỏi quan trọng cho online learning:

  1. Liệu online learning có thể hiệu quả như offline learning?
  2. Liệu online learning có thể thay thế offline learning?

Liệu online learning có thể hiệu quả như offline learning?

Tại thời điểm hiện nay (và với một background đầy thiên vị cho online learning), tôi nghĩ câu trả lời là Có. Có lẽ câu trả lời chính xác hơn là Tất yếu.

Nhưng khi nào nó sẽ xảy ra? Với những gì đang diễn ra hiện nay, tôi nghĩ công nghệ đã tiến rất gần đến với những gì online learning cần để việc học được hiệu quả. Vấn đề còn lại là vấn đề tiếp nhận từ người dùng, bị chi phối chủ yếu bởi thói quen và các yếu tố văn hóa. Về mặt thời gian, tôi nghĩ sẽ khoảng 0 – 15 năm.

Như vậy, việc triển khai và mức độ thành công của online learning sẽ gặp rào cản lớn nhất không phải từ việc nó không thật sự hiệu quả, nhưng từ những khó khăn trong quá trình chuyển giao từ cách học truyền thống sang cách học mới.

Liệu online learning có thể thay thế offline learning?

Câu hỏi này khó hơn câu hỏi trước. Bởi lẽ dù online learning tất yếu sẽ vượt mặt offline learning vì những tính năng vươt trội của nó, offline learning vẫn có thể duy trì được chỗ đứng của nó nhờ vào yếu tố con người.

Nhưng rõ ràng là không phải môn học hay hoàn cảnh học nào cũng cần yếu tố con người làm chủ đạo. Và đó là nơi mà online learning sẽ đặt những dấu ấn đầu tiên của nó.

Và một lần nữa, có thể công nghệ (ví dụ như công nghệ Thực tế Ảo – Virtual Reality) sẽ xô ngả rào cản cuối cùng này để đưa online learning lên vị trí xứng đáng của nó.

Nhưng cũng có thể công nghệ sẽ loay hoay mãi chẳng làm được điều đó theo một cách thật sự đột phá.

Tôi chưa có được câu trả lời “công bằng” cho điều này. Với cái nhìn thiên vị của mình, câu trả lời của tôi hiện nay vẫn là Yes.

Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ không còn thầy giáo hay cô giáo. Nó chỉ có nghĩa, một điều tôi nghĩ thật là thú vị, là thầy giáo và cô giáo sẽ có, hay đúng hơn là trở về, với sứ mệnh quan trọng hơn nhiều việc thuần túy truyền đạt kiến thức – một việc mà chương trình máy tính đang và sẽ làm tốt hơn nhiều.

Họ sẽ trở về với vai trò thật sự của người thầy: To INSPIRE. Để tạo ra cảm hứng cho học sinh.

Sự hòa quyện

Và như thế, tôi muốn kết lại với một ý mà tôi cho là khá quan trọng: rằng online learning và offline learning không phải là hai hướng dạy học đối nghịch nhau.

Mà rằng online learning phát triển sẽ giúp cho việc dạy và học nói chung phát triển. Nó sẽ hòa quyện vào cách học hiện tại để rồi sẽ trả người thầy về với vai trò quan trọng nhất của họ.

Khi đó, chúng ta lên lớp để được inspired, để được kết bạn, để làm những cái ý nghĩa nhất của việc học. Còn khi cần học thêm kiến thức, chúng ta sẽ dùng di động và máy tính, lúc nào chúng ta muốn.

 

Học online & Học offline
Học online & Học offline (Ảnh lấy từ Google Image)

 

To receive auto email updates about new posts, please register using this form:

Spread the love