Hiệu ứng Dunning Kruger: hiệu ứng của “người ngoài cuộc”

Gần đây tôi mới đọc một bài chia sẻ kinh nghiệm về làm startup. Điểm hay nhất của bài này với tôi là việc đề cập hiệu ứng có tên là Dunning – Kruger, một hiệu ứng mà bạn sẽ thấy là thật sự thú vị.

Đây là định nghĩa của Wikipedia về hiệu ứng Dunning – Kruger:

The Dunning–Kruger effect is a cognitive bias wherein unskilled individuals suffer from illusory superiority, mistakenly assessing their ability to be much higher than is accurate

Tạm dịch ra tiếng Việt là:

Hiệu ứng Dunning-Kruger là sự thiên vị về nhận thức trong đó các cá nhân thiếu tay nghề mắc phải một ảo tưởng về khả năng của mình, đánh giá một cách nhầm lẫn khả năng của mình cao hơn nhiều so với thực tế

Như vậy, nếu một người chưa từng làm việc nào đó (ví dụ như nấu ăn, sửa điện hay làm startup) thì họ sẽ thường có đánh giá chủ quan một cách sai lầm rằng họ sẽ có thể làm được những việc đó “cũng ok” (ngay lập tức, khi chưa có training gì). Họ nghĩ mình sẽ làm được 4-5 điểm trên thang 10. Nhưng thực tế thì nếu họ làm thật thì chỉ có 0-2/10.

HIệu ứng Dunning-Kruger
Người không có kĩ năng (gần 0 ở trục nằm ngang) có mức độ tự tin rất cao

Nhưng điểm còn thú vị nữa mà bài Wiki có đề cập về hiệu ứng này là như sau:

Với một kĩ năng bất kì, những người chưa được rèn luyện về kĩ năng này sẽ:

  • không nhận ra được việc thiếu kĩ năng của mình
  • không nhận ra được kĩ năng đích thật ở những người khác
  • không nhận ra được mức độ nghiêm trọng của sự thiếu kĩ năng của mình
  • nhận ra và thừa nhận sự thiếu kĩ năng của mình, nếu họ được huấn luyện về kĩ năng đó

Và điều hay nhất nằm ở cái dòng cuối cùng!

Người thiếu kĩ năng sẽ không nhận ra được việc mình thiếu kĩ năng (ví dụ như tôi khi đá banh hay bị nói là giữ banh lâu quá, mà thật tình tôi thấy mình đá vậy ok chứ đâu có chậm gì lắm).

Và họ sẽ chỉ nhận ra sau đã được đào tạo và có bước tiến triển về kĩ năng đó (hiện tôi có đá khá lên chút nên bắt đầu thấy được việc mình giữ banh lâu hơn so với những người đá tốt hơn).

Như vậy, cách để giúp một người nhận ra sự thiếu hụt về kĩ năng của mình là giúp họ giỏi hơn!

Dẫn qua chuyện startup, đây có lẽ là một trong những lí do quan trọng khi người làm startup đầu tiên thường hay fail?

First-time entrepreneurs đã đánh gia hơi quá cao khả năng làm startup của mình. Và theo Dunning & Kruger, điều này bắt nguồn từ việc họ chưa có kĩ năng build startup – do đây là startup đầu tiên.

P/S: Hiệu ứng này chính thức được công bố vào năm 1999, nhưng mà Tố Hữu đã có 2 câu thơ hay từ lâu lắm rồi:

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần (Dậy mà đi – Tố Hữu)

 

To receive auto email updates about new posts, please register using this form:

Spread the love
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments