10 sai lầm hay gặp của entrepreneurs

10 sai lầm mà người khởi nghiệp hay mắc phải

Tôi được Rex giới thiệu xem video dưới đây của Guy Kawasaki – người trước đây làm cho Apple trong những năm 80 với vai trò evangelist (người truyền bá), có hơn 25 năm kinh nghiệm trong tech, và đã viết vài cuốn sách bán rất chạy.

Guy (Kawasaki) qua video này đã chia sẻ 10 lỗi mà entrepreneurs (người khởi nghiệp) hay mắc phải nhất. Tôi thấy 10 điểm này rất hữu ích nên chia sẻ cùng các bạn.

1. Multiplying big numbers by 1% (Nhân những số lớn với 1%)
Ví dụ như nói rằng thị trường e-commerce ở thế giới / Việt Nam rất lớn, chiếm được 1% thì cũng đủ lớn rồi. Lỗi của suy nghĩ này nằm ở chỗ chiếm được 1% của một thị trường lớn không dễ như chúng ta nghĩ; và thêm nữa là nếu ngay từ đầu mục tiêu của bạn chỉ để chiếm 1% của thị trường thì không nhà đầu tư mạo hiểm (VC: venture capitalists) nào muốn đầu tư vào bạn. Họ luôn muốn (dù ước mơ vẫn thường chỉ là mơ ước) những startups của mình chiếm lĩnh những thị trường mà các startups đó kinh doanh.

2. Scaling too soon (Mở rộng quá sớm)
Sản phẩm chưa thu hút người dùng (thuật ngữ chuyên môn là chưa đạt đến “product-market fit” – sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường) nhưng đã muốn mở rộng khâu phân phối/marketing để đưa đến tay nhiều người dùng. Khi chưa đạt đến product-market fit, càng mở rộng, càng nhanh chết sớm vì càng nhanh hết tiền do người dùng dùng thử nhưng sẽ không mua hay tiếp tục dùng sản phẩm.

(My comment: Tuy nhiên đây là một cái bẫy rất nhiều người mắc phải. Có lẽ là vì trong giai đoạn mở rộng, nó tạo ra cái vẻ ngoài của sự thành công)

3. Partnering (Đối tác)
Theo Guy, cái gọi là “hợp tác” giữa 2 công ty nhiều khi chỉ là tròa hoa mắt, chỉ để che lấp cái yếu của 2 công ty và nhiều khi chỉ mang tính hình thức.

Cái quan trọng hơn là bán cho được hàng (sales).

4. Pitching instead of Prototyping (Trình bày ý tưởng thay vì tạo sản phẩm mẫu)
Khi hệ sinh thái khởi nghiệp (startup ecosystem) đang nở rộ thì ngày càng có nhiều các cuộc thi về viết kế hoạch kinh doanh (business plan competition).

Theo Guy thì business plan không có giá trị thực, vì tất cả những cái trên giấy tờ đó đều chỉ mang tính lí thuyết và có thể tự chỉnh sao cũng được. Để thật sự kinh doanh và có được đầu tư, cái quan trọng là bạn tạo được sản phẩm thực sơ khởi (prototype) thể hiện được ý tưởng của mình. Có một cái gì đó hoạt động thì sẽ dễ thuyết phục hơn là chỉ một file powerpoint (Seeing is believing!)

5. Using too many slides and too small a font (Dùng quá nhiều slides và font chữ quá nhỏ)
Quy tắc mà Guy đề xuất là: 10 – 20 – 30: 10 slides, trình bày trong 20 phút và dùng font cỡ 30.
Một công thức nhanh khác bạn có thể dùng là: font chữ bạn dùng >= tuổi của người già nhất trong khán giả / 2. Ví dụ, nếu có U60 trong khán giả thì font chữ tổi thiểu là 30.

6. Doing things serially (Làm từng việc một)
Trong thế giới startup, bạn cần làm nhiều việc cùng một lúc. Ví dụ như ngay khi khởi sự, bạn phải vừa tìm team, vừa build prototype, vừa bắt đầu chuyện tìm funding, etc.

Mỗi giai đoạn sẽ có những ưu tiên khác nhau, nhưng bạn sẽ không thể chỉ làm một việc trong mỗi giai đoạn và làm tuần tự hết cái này rồi đến cái kia. Nếu làm như vậy, bạn sẽ không tối ưu hóa được thời gian vì mọi thứ trong thế giới thực thường đang xen và liên quan đến nhau.

7. Beliving 51% = control (Tin rằng: 51% = Quyền kiểm soát)
Sau khi có nhà đầu tư, nhiều bạn nghĩ rằng mình còn nắm 51% là vẫn giữ quyền kiểm soát công ty vì nếu có bất đồng phải bỏ phiếu thì sở hữu 51% sẽ chiến thắng.

Trong thực tế, khi đầu tư các nhà đầu tư sẽ bắt bạn kí kèm những điều kiện và cung cấp cho họ những ưu tiên mà hệ quả là trong những quyết định quan trọng nhất của công ty (như bán, sát nhập, tìm thêm nguồn đầu tư, etc.) , 51% của bạn cũng không có tác dụng gì.

8. Believing patents = defensibility (Tin rằng: Bằng sáng chế = Rào cảng kinh doanh)
Guy nói đùa rằng giá trị của patents (bằng sáng chế)  là làm mát lòng …bố mẹ bạn! Patents sẽ có giá trị đối với công ty muốn mua lại bạn, nhưng sẽ không có nhiều hiệu lực khi bạn xem nó là một công cụ để tạo ra rào cảng kinh doanh.

Lí do đơn giản là nếu một công ty lớn cố tình vi phạm bằng sáng chế của một công tỷ nhỏ thì hầu hết các công tỷ nhỏ khó có đủ tài nguyên (tài chính, thời gian, con người) để theo đuổi vụ kiện tụng.

9. Hiring in your own image (Tuyển người giống mình)
Đây là điểm mà cá nhân tôi nhận thấy là mình rất dễ mắc phải (nhưng sửa quả không dễ!).

Một điều tự nhiên là “đồng loại tương thập”: tức là nếu chúng ta thích khám phá, chúng ta sẽ thích người khám phá; nếu chúng ta thích đọc sách thì chúng ta sẽ thích tuyển người thích đọc sách; etc.

Nhưng một công ty cần giải quyết nhiều mảng công việc khác nhau và mỗi mảng công việc lại phù hợp với một cách suy nghĩ khác, một kiểu con người khác. Vì thế sự đa dạng trong cách nghĩ và cách nhìn nhận vấn đề đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển về lâu dài của công ty.

Ví dụ, tôi là người có khả năng nhìn nhận vấn đề nhanh, nên tôi thường suy nghĩ, quyết định và làm nhanh. Điều này thoạt nhiên tưởng lúc nào cũng tốt. Tuy nhiên, tính cách này không phải là tính cách tốt nhất cho những công việc đòi hỏi sự chính xác cao về chi tiết.

10. Befriending your VCs (Làm bạn với các nhà đầu tư vào mình)
Guy nói rằng trong đa số trường hợp, bạn không nên cố gắng làm bạn với VCs. Nếu thật sự có sự khăn khít về tính cách một cách tự nhiên và trở thành bạn thật sự thì càng hay, nhưng xác xuất này thấp, và bạn đừng nên cố gắng miễn cưỡng nó.

Lí do là VCs là những người nắm giữ những số tiền lớn và sứ mạng quan trọng nhất mà họ phải làm là tìm ra những cơ hội tốt để đầu tư. Và bạn là một trong số những cơ hội tốt mà họ chọn. Chấm hết. Điều quan trọng để giữ mối quan hệ tốt với VCs là bạn deliver (đạt được) những mục tiêu đề ra theo kế hoạch.

(Và theo Guy, để đảm bảo là bạn đạt được những mục tiêu bạn đề ra, đặc mục tiêu ở mức độ mà bạn chắc 80% có thể đạt được. Về cá nhân tôi thì tôi không đồng ý với điểm này, vì một mục tiêu thấp sẽ không đem ra được hết khả năng của người thực hiện; điều tôi nghĩ quan trọng là communicate với VCs để đảm bảo họ hiểu và đặc kì vọng phù hợp với những mục tiêu tham vọng của bạn)

11. Thinking VCs can add value (Nghĩ rằng các nhà đầu từ có thể đem lại giá trị)
10 điểm nhưng Guy luôn “out-deliver” (đạt được nhiều hơn kế hoạch) nên bonus thêm điểm #11 này.

Không phải VCs nào cũng có thể thêm nhiều giá trị cho bạn. Cái họ có thể đem lại cho bạn trước hết là tiền, và có thể là những mối quan hệ của họ. Nhưng ngoài những điểm đó ra bạn không nên mong đợi quá nhiều, và như lúc chưa có VCs, bạn vẫn phải (và tốt nhất) là người tự chèo lái con thuyền của mình.

VCs không có đủ thời gian và cũng không thể giúp bạn thành công. Chính bạn mới là người có khả năng giúp startup của bạn thành công (và đó là lí do vì sao họ đầu tư vào bạn).

To receive auto email updates about new posts, please register using this form:

Spread the love
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments