Về trí nhớ trong việc học, và giáo dục phổ thông

Translate this page:

Gần đây, tôi có một quan sát mới mà trước đây tôi ít khi để ý, đó là về vai trò của trí nhớ trong việc học. Trong bài chia sẻ này, tôi muốn chia sẻ một số suy nghĩ hiện nay của tôi về chủ đề này.

Khi học, chúng ta hiểu hay nhớ?

Trước đây, quan điểm của tôi là một khi chúng ta hiểu một vấn đề gì đó thật sự, chúng ta sẽ không cần phải nhớ. Sự hiểu “tự nó” sẽ giúp chúng ta nhớ mà không đòi hỏi chúng ta phải dành thời gian để học thuộc nó.

Tuy nhiên, gần đây khi mà tôi nhận thấy rằng mình bị “quên” một số điểm mà tôi cho là mình đã thật sự hiểu, thì tôi bắt đầu nghi ngờ quan điểm ở trên. Có thể nào hiểu là một chuyện, nhưng vẫn phải phụ thuộc vào trí nhớ?

Việc hiểu và nhớ trong ngắn hạn

Khi chúng ta cảm thấy mình đã “hiểu” một điều gì đó, thông thường nó có nghĩa là: nếu ngay tại thời điểm đó hoặc một thời gian ngắn sau đó (thường là trong khoảng vài ngày) nếu chúng ta tự hỏi mình lại về vấn đề đó, chúng ta sẽ thấy là mình vẫn có thể nêu lại những điểm đó, giải thích nó.

Continue reading Về trí nhớ trong việc học, và giáo dục phổ thông