Einstein: Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức

Về trí thông minh và câu nói của Einstein

Trong một bài viết trước tôi có chia sẻ về sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo (AI) và phương pháp Deep Learning (Học sâu) đang rất nổi hiện nay.

Một yếu tố quan trọng hàng đầu để có kết quả tốt khi sử dụng phương pháp Deep Learning là dữ liệu. Không phải là một ít dữ liệu, mà là nhiều dữ liệu, là Big data.

Và dữ liệu lớn khiến tôi liên tưởng đến kiến thức (knowledge) và câu nói của Einstein.

Câu nói của Einstein

Thật ra việc có thật nhiều dữ liệu không phải là chuyện mới trong ngành IT. Google, một công cụ tìm kiếm (search engine), đã có dữ liệu cực lớn từ hầu hết các trang Web trong hơn chục năm qua.

Nhưng cái làm nên những sự nổi đình nổi đám gần đây với công nghệ Big data hay Deep learning là sự xuất hiện của những thuật toán, những cách tiếp cận mới để có thể tận dụng những kho dữ liệu khổng lồ đó để xây dựng một mô hình, một cái gì đó có dáng dấp của sự thông minh (intelligence).

Và đây là câu nói của Einstein mà qua dịp này tôi lại có dịp hiểu sâu sắc hơn:

Einstein: Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức
Einstein: Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức

Áp dụng vào giáo dục

Khi chúng ta chưa có Internet, việc truyền tải kiến thức chỉ có thể qua sách vở, báo chí bằng giấy – và đó là một việc tốn kém và khó khăn. Vì thề tại thời điểm đó, việc truyền tải kiến thức là một việc quan trọng, và tôi thấy hoàn toàn hợp lí.

Nhưng trong thế kỉ 21, chúng ta có Internet. Và nó cũng đã đi đến hầu hết mọi ngõ ngách lối xóm. Với Internet, chúng ta có thể tìm thấy bất kì thông tin, kiến thức nào mà chúng ta muốn. (Và trong trào xu thế đó, việc học online cũng đang phát triển không ngừng).

Vì thế, tôi nghĩ một nhu cầu cấp bách là chuyển sự tập trung từ việc truyền tải kiến thức, thông tin thuần túy sang đào tạo khả năng suy luận dựa trên những kiến thức đó.

một nhu cầu cấp bách là chuyển sự tập trung từ việc truyền tải kiến thức, thông tin thuần túy sang đào tạo khả năng suy luận dựa trên những kiến thức đó

Việc chúng ta biết (tức học thuộc) một kiến thức nào đó cũng giống như những kho dữ liệu khổng lồ mà Google đã có hơn chục năm nay.

Nhưng việc có nhiều kiến thức, thông tin bản chất tự nó không làm chúng ta giỏi hơn – cũng giống như những kho dữ liệu đó đã không giúp Google trở nên thông minh hơn. Cái thật sự làm chúng ta “thông minh” hơn, có khả năng vận dụng vào những tình huống thực tế là việc hiểu được ý nghĩa của những kiến thức, những thông tin đó.

Những câu hỏi như:

  • Thông tin đó cho thấy điều gì?
  • Nó liên hệ như thế nào với những gì chúng ta đã biết?
  • Và tổng hợp với những gì chúng ta đã biết là đúng, chúng ta có thể có được những kết luận gì mới?

là những câu hỏi cần có trong một môi trường giáo dục tiên tiến của thế kỉ 21.

Tôi không có ý nói kiến thức không quan trọng. Ý tôi là nếu phải chọn giữa việc dành thời gian truyền tải kiến thức và đào tạo khả năng suy luận, tôi nghĩ lựa chọn sau sẽ là một lựa chọn có ích hơn cho người học (và cho cả xã hội nói chung, bởi lẽ khi rời khỏi trường lớp, họ sẽ là động lực chính của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội).

Nhờ Internet, trí tưởng tượng, khả năng suy luận, khả năng tư duy logics, … chính là những kỹ năng được săn đón trong thế kỷ này.

Nói cách khác, sẽ không ai trả tiền cho chúng ta để biết tên thủ đô Ai Cập là gì, nằm ở chỗ nào. Nhưng nếu chúng ta biết suy luận việc thủ đô Ai Cập nằm ở đó có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng phát triển của đất nước đó, thì đó là một khả năng được săn đón.

Một số bài viết liên quan đến chủ đề này mà bạn có thể quan tâm:

To receive auto email updates about new posts, please register using this form:

Spread the love
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments