100 quy tắc cho entrepreneurs

Cách đây mấy hôm tôi tình cờ đọc bài viết của James Altucher về 100 quy tắc cho entrepreneurs (những người khởi nghiệp). Nhờ lại thì trước đây có đọc một cuốn sách của ông này nhưng lúc đó không thấy ấn tượng lắm. Tuy nhiên lần đọc này về những bài blog của ông thì thấy hóm hỉnh và ấn tượng hơn.

100 quy tắc cho entrepreneurs

Dưới đây là một số quy tắc trong danh sách này mà tôi thấy khá thú vị:

A)  It’s not fun. I’m not going to explain why it’s not fun. These are rules. Not theories. I don’t need to prove them.

But there’s a strong chance you can hate yourself throughout the process of being an entrepreneur. Keep sharp objects and pills away during your worst moments.

A) Khởi nghiệp không phải là chuyện thú vị. Tôi sẽ không giải thích vì sao nó không vui. Đây là nhưng quy tắc, chứ không phải lí thuyết. Tôi không cần phải chứng minh nó.

Nhưng có một khả năng cao rằng bạn sẽ thù ghét chính mình trong xuyên suốt quá trình khởi nghiệp. Giữ những vật nhọn và những viên thuốc xa tầm tay trong những giây phút tồi tệ nhất của mình.

E)  It’s OK to fail. Start over. Hopefully before you run out of money. Hopefully before you take in investor money. Or, don’t worry about it. Come up with new ideas. Start over.

E) Thất bại cũng OK. Bắt đầu lại. Hi vọng là (bạn thất bại) trước khi bạn hết tiền. Hi vọng là trước khi nhận tiền của các nhà đầu tư. Hoặc là, đừng lo nghĩ về những điều đó. Nghĩ ra những ý tưởng mới. Bắt đầu lại.

F)  Be profitable. Try to be profitable immediately. This seems obvious but it isn’t. Try not to raise money. That money is expensive.

F) Ở trong tình trạng có lời. Cố gắng có lời ngay. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng nó thật sự không. Cố gắng không cần tiền đầu tư. Những khoản tiền đó đắt đỏ lắm.

J)  Don’t use a PR firm. Except maybe as a secretary. You are the PR for your company. You are your company’s brand. You personally.

J) Đừng sử dụng dịch vụ PR. Có thể trừ khi là sử dụng như một thư kí. Bạn chính là người đại diện cho công ty của bạn. Bạn là thương hiệu của công ty bạn. Chính cá nhân bạn.

Q) Hire local. You need to be able to see and talk to your programmers. Don’t outsource to India. I love India. But I won’t hire programmers from there while I’m living in the US.

Q) Tuyển dụng nơi bạn làm việc. Bạn cần phải gặp và nói chuyện với những người lập trình viên của bạn. Đừng outsource ra Ấn Độ. Tôi yêu Ấn Độ. Nhưng tôi sẽ không tuyển lập trình viên ở Ấn Độ khi tôi đang số ở Mỹ.

R)  Sleep. Don’t buy into the 20 hours a day entrepreneur myth. You need to sleep 8 hours a day to have a focused mind.

If you are working 20 hours a day, then that means you have flaws in how you are managing your time. You can argue about this but it’s true.

R) Ngủ. Đừng tin huyền thoại doanh nhân làm việc 20 tiếng mỗi ngày. Bạn cần ngủ 8 tiếng mỗi ngày để có một đầu óc tập trung.

Nếu bạn đang làm việc 20 tiếng mỗi ngày, điều này có nghãi là bạn đang mắc lỗi trong việc quản lí thời gian của mình. Bạn có thể tranh cãi về điều này nhưng nó thật sự đúng.

AA) Give employees structure. Let each employee know how his or her path to success can be achieved. All of them will either leave you or replace you eventually. That’s OK. Give them the guidelines how that might happen. Tell them how they can get rich by working for you.

AA) Tạo cấu trúc cho nhân viên của bạn.  Hãy để mỗi nhân viên biết cách con đường đến thành công của anh ta hay cô ta sẽ đạt được như thế nào. Tất cả nhân viên của bạn cuối cùng rồi sẽ hoặc là bỏ bạn hoặc là thay thế bạn. Điều đó OK. Cho nhân viên của bạn hướng dẫn về việc những điều đó sẽ diễn ra như thế nào. Nói cho họ biết cách họ sẽ trở nên giàu có làm việc cho bạn.

NN) You have no more free time. In your free time you are thinking of new ideas for customers, new ideas for services to offer, new products.

NN) Bạn sẽ không còn có thời gian rảnh nữa. Trong thời gian rãnh bạn đang (bận) suy nghĩ về những ý tưởng mới cho khách hàng, những ý tưởng mới về những dịch vụ để cung cấp, những sản phẩm mới.

XX)  Execution is a dime a dozen. If you have an idea worth pursuing, then just make it. You can build any website for cheap. Hire a programmer and make a demo. Get at least one person to sign up and use your service. If you want to make Facebook pages for plumbers, find one plumber who will give you $10 to make his Facebook page. Just do it.

Fail quickly. Good ideas are HARD. It’s execution that is a dime a dozen.

XX) Thực hiện là một chuyện thường thôi. Nếu bạn có một ý tưởng đáng theo đuổi, đơn giản là thực hiện nó. Bạn có thể xây dựng bất kỳ trang web nào với giá rẻ. Thuê một lập trình viên và thực hiện một bản demo. Tìm ít nhất một người để đăng ký và sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu bạn muốn tạo những trang Facebook Page cho thợ sửa ống nước, tìm một thợ ống nước chịu trả bạn 10 đô la để làm trang Facebook cho ông ta. Cứ làm đi.

Hãy thất bại nhanh. Có ý tưởng tốt là CHUYỆN KHÓ. Thực hiện là một chuyện cũng thường thôi.

III) Don’t worry about anyone stealing your ideas. Ideas are worthless anyway. It’s OK to steal something that’s worthless.

III) Đừng lo lắng về việc ai đó sẽ ăn cắp ý tưởng của bạn. Ý tưởng dù sao cũng không có giá trị gì. OK cho việc ăn cắp một thứ không có giá trị.

Đọc toàn bộ bài này ở đây.

 

Điều gì sẽ giúp Sài gòn trở thành một “Silicon Valley”?

Tuần rồi, một bài viết rất thú vị của Peter Diamandis về Silicon Valley đã khiến tôi tò mò muốn tìm hiểu thêm về vùng đất này.

Không phải đây là lần đầu tôi nghe người ta nói về Silicon Valley (thung lũng Silicon: nickname của vùng đất phía nam của San Francisco Bay Area, thuộc tiểu bang California, Mỹ), nhưng vì chưa bao giờ đến đó nên tôi cũng tò mò muốn biết xem điều gì khiến cho hầu hết các công ty công nghệ lớn nhất như Google, Apple, Facebook đều xuất phát từ đó.

Và một khi biết được là điều gì khiến Silicon Valley trở thành một nơi tuyệt vời như vậy cho các công ty khởi nghiệp (startups) thì câu hỏi rằng Tp. Hồ Chí Minh (Sài gòn) có thể trở thành một vùng đất tuyệt vời như vậy hay không sẽ tự có câu trả lời.

Bắt đầu với những quán cà phê (coffee shops)

Continue reading Điều gì sẽ giúp Sài gòn trở thành một “Silicon Valley”?

Từ câu chuyện bóng bàn, bóng đá nghĩ đến startup

Tuần vừa rồi trong lúc tập bóng bàn tôi có được một cú đánh khá hay (giật 12 trái liên lục). Tuần này tôi có trận đá bóng với nhiều cãi vả lộn xộn.

Hai việc này làm tôi chợt nhớ lại câu nói của Jack Ma (người sáng lập Alibaba, công ty Internet lớn nhất Trung Quốc & IPO lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ) trong một video phỏng vấn xem ở YouTube. (Tôi đã thử tìm lại video đó để share với các bạn nhưng vẫn chưa tìm lại được. Bạn nào biết thì comment giúp nhé!)

Đại ý của câu nói của Jack Ma (người Trung Quốc): Trung Quốc rất giỏi bóng bàn nhưng bóng đá thì vẫn chưa giỏi. Bóng bàn là môn thể thao cá nhân, còn bóng đá là môn thể thao đồng đội.

Bóng bàn là môn thể thao cá nhân, còn bóng đá là môn thể thao đồng đội.

Bóng bàn & bóng đá
Bóng bàn vs Bóng đá: 1 vs 11

Và quả thật, để làm được một điều gì đó đòi hỏi sự chung sức của nhiều người cho tốt thì khó hơn nhiều lần làm một việc gì đó tốt mà chỉ cần tự mình làm.

Tự mình làm thì được theo ý mình, được nhanh, nhưng rất dễ bế tắc và hết lực. Một ai đó đã nói câu rất hay: “Đi một mình thì đi nhanh, nhưng không đi xa được”.

Chính vì thế mà tất cả những việc lớn đều đòi hỏi một đội ngũ nhiều người. Ắt hẳn sẽ có người leader, có người quản lí, có người làm việc này và việc kia, nhưng luôn phải có một đội ngũ làm việc khăn khít với nhau.

Và đang làm start up nên tôi lại liên tưởng đến việc xây dựng và phát triển team của mình: team càng nhỏ thì có thể cho ra một cái gì đó rất nhanh, nhưng khó để làm ra một sản phẩm ở quy mô lớn. Bắt đầu với 1 người thì nhanh nhất, càng thêm người thì tốc độ trung bình càng chậm – một điều tất yếu do communicate &  management cost sẽ tăng lên rất nhanh –  nhưng sẽ làm được nhiều hơn.

Và trong bối cảnh mới bắt đầu một business nhỏ hay một startup self-funded, cái khó nhất luôn là việc thu xếp hợp lí giữa việc làm chuyên môn của mình (lĩnh vực mà mình mạnh); với việc quản lí chung của cả team; và cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, định hướng phát triển (vision) và thu hút nhân tài.

Đó chính là một cuộc dằn co giữa 3 con người: the technician, the manager and the entrepreneur như Gerber đã viết trong classic “The E-Myth”.

Sự cân bằng giữa 3 con người này trong giai đoạn đầu là vô cùng thiết yếu. Và việc thiên quá nhiều về khía cạnh chuyên môn hay quản lí, cũng theo Gerber, là thách thức lớn nhất cho những người xây dựng startups và small businesses.

P/S:
Nếu bạn giỏi (hay biết ai giỏi) về  lập trình, ngoại ngữ, design, sales, marketing, join Gia sư TOEIC cùng với tôi! (CV sent to team AT giasutoeic.com)

10 sai lầm mà người khởi nghiệp hay mắc phải

Tôi được Rex giới thiệu xem video dưới đây của Guy Kawasaki – người trước đây làm cho Apple trong những năm 80 với vai trò evangelist (người truyền bá), có hơn 25 năm kinh nghiệm trong tech, và đã viết vài cuốn sách bán rất chạy.

Guy (Kawasaki) qua video này đã chia sẻ 10 lỗi mà entrepreneurs (người khởi nghiệp) hay mắc phải nhất. Tôi thấy 10 điểm này rất hữu ích nên chia sẻ cùng các bạn.

1. Multiplying big numbers by 1% (Nhân những số lớn với 1%)
Ví dụ như nói rằng thị trường e-commerce ở thế giới / Việt Nam rất lớn, chiếm được 1% thì cũng đủ lớn rồi. Lỗi của suy nghĩ này nằm ở chỗ chiếm được 1% của một thị trường lớn không dễ như chúng ta nghĩ; và thêm nữa là nếu ngay từ đầu mục tiêu của bạn chỉ để chiếm 1% của thị trường thì không nhà đầu tư mạo hiểm (VC: venture capitalists) nào muốn đầu tư vào bạn. Họ luôn muốn (dù ước mơ vẫn thường chỉ là mơ ước) những startups của mình chiếm lĩnh những thị trường mà các startups đó kinh doanh.

Continue reading 10 sai lầm mà người khởi nghiệp hay mắc phải

4 đặc điểm của những sản phẩm thu hút khách hàng

Trong slide tóm tắt cuốn sách “Hooked” của mình, tác giả Nir Eyal chia sẻ 4 đặc điểm mà những sản phẩm thu hút khách hàng cần/nên có.

Sản phẩm thu hút khách hàng thông qua những cái “móc câu” khách của mình. 4 đặc điểm quan trọng của những cái móc tốt nhất là:

  1. Fast (Giúp người dùng nhanh chóng dùng được sản phẩm)
  2. Frequent (Giúp người dùng thường xuyên sử dụng sản phẩm)
  3. Rewarding (Mang lại lợi ích/niềm vui cho người dùng)
  4. Easy-to-enter/try (Giúp người dùng dễ dàng thử sản phẩm)

Những sản phẩm nào tích hợp càng nhiều những yếu tố này thì càng dễ thu hút và giữ được khách hàng dài lâu.

4 đặc điểm mà những cái móc câu khách(hooks) tốt nhất cần/nên có
4 đặc điểm mà những cái móc câu khách(hooks) tốt nhất cần/nên có

Kích vào hình để phóng to

Tôi rất thích những thông tin dạng này vì chỉ với vài phút là chúng ta đã học/ôn lại được những thông tin hữu ích có thể áp dụng ngay (actionable knowledge) vào sản phẩm thực tế.

The early-stage start-up game

The early-stage start-up game is not an idea game, but more often a focus game.

People doing start-ups are mostly brilliant, and oftentimes they have more than an ocean of ideas to try.

But trying all those ideas would definitely lead to death, b/c many of them actually don’t contribute to getting to product-market fit or a scalable business.

Continue reading The early-stage start-up game