Người thành công nói gì về “Thành công”

Thế nào là thành công?

Thành công là một khái niệm mang tính tương đối, tức là mỗi người có thể định nghĩa mỗi khác.

Nhưng dù mỗi người mỗi khác, thành công ắt hẳn phải liên quan đến việc đạt được những mục tiêu về một hay nhiều những khía cạnh sau mà hầu hết mọi người đều quan tâm: sức khỏe, sự nghiệp, gia đình, tiền bạc, danh vọng, quyền lực, …

Oxford định nghĩa danh từ “success” là:

the fact that you have achieved something that you want and have been trying to do or get; the fact of becoming rich or famous or of getting a high social position

Dịch sang tiếng Việt:

việc bạn đạt được cái gì đó mà bạn muốn và đã cố gắng bấy lâu; việc trở nên giàu có hay nổi tiếng hay có một địa vị xã hội cao

Trong câu định nghĩa của Oxford, cái phần có thể sẽ gây ngạc nhiên (và rất đáng như vậy!) là phần tôi bôi đậm và gạch chân ở trên. Như vậy thành công, theo Oxford, không chỉ là kết quả – việc bạn đạt được cái bạn muốn, mà còn phải là kết quả của những cố gắng của bạn bấy lâu nay.

Như thế, nếu một ngày đẹp trời (hay xấu trời?!) mà bạn trúng vé số có nhiều tiền thì Oxford vẫn không xem bạn là thành công!

Cái vế sau của Oxford lại hơi khác so với vế đầu: chỉ cần trở nên giàu có | nổi tiếng | địa vị xã hội cao thì được xem là thành công.

Tôi nghĩ để thống nhất thì Oxford nên đổi vế sau thành ví dụ của vế trước, chứ không nên định nghĩa nước đôi như vậy. Theo đề xuất của tôi:

the fact that you have achieved something that you want and have been trying to do or get, such as becoming rich or famous or of getting a high social position

Dịch sang tiếng Việt:

việc bạn đạt được cái gì đó mà bạn muốn và đã cố gắng bấy lâu, ví dụ như việc trở nên giàu có hay nổi tiếng hay có một địa vị xã hội cao

Thôi, chúng ta tạm dừng phần câu chữ ở đây và thử tìm xem những người đã thành công nói gì về thành công.

Người thành công nói gì về thành công?

Sau khi search và đọc qua một hồi ở Google thì tôi thấy có 2 định nghĩa sau khá thú vị về thành công:

success_not_money_difference

Ở trên là định nghĩa của Michelle Obama (vợ tổng thống Obama):

Thành công không phải là về việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền, thành công là về sự khác biệt bạn tạo ra được trong cuộc sống của người khác.

Như vậy, theo bà Obama, thành công là những gì bạn cống hiến được cho mọi người, không phải là những gì bạn thu góp được cho mình.

Còn đây là một cách tiếp cận khác với khái niệm thành công:
happiness_key_to_success

Câu nói trên của Albert Schweitzer (Giải Nobel Hòa Bình năm 1952), dù không phải là một định nghĩa trực tiếp của thành công, đưa ra quan điểm của ông về điều kiện cần cho thành công: đó là Happiness – Hạnh phúc. Cụ thể hơn, ông nói:

If you love what you are doing, you will be successful

Nếu bạn thích cái bạn đang làm (ám chỉ công việc/sự nghiệp của bạn), bạn sẽ thành công

Như vậy, chúng ta chỉ việc hỏi: tôi có thích công việc tôi đang làm? Nếu câu trả lời là Yes, thì bạn không sớm thì muộn sẽ thành công nhé! Nếu không thì bắt đền Schewitzer 🙂

(Thật ra lúc đầu khi dịch sang tiếng Việt, tôi cứ dịch theo quán tính là “Nếu bạn làm cái bạn thích”, nhưng nhìn lại thì không phải vậy!)

Khác với Michelle Obama, Albert Schweitzer  không đặt yêu cầu về cái bạn làm mà chỉ đặt yêu cầu về việc bạn có thích cái bạn đang làm hay không. Michelle Obama nhấn mạnh về cái ảnh hưởng của cái bạn làm, còn Albert Schweitzer nhấn mạnh về cảm nhận của chính bạn khi làm việc.

Và thật thú vị, bởi có một người nữa mà định nghĩa của ông kết hợp cả 2 định nghĩa trên.

Đó chính là Earl Nightingale, người được xem là “Dean of Personal Development” (Bật thầy về phát triển bản thân)

Success is the progressive realization of a worthy ideal

Thành công là việc hiện thực hóa dần dần của một lí tưởng có giá trị

Như vậy, chỉ với 9 từ tiếng Anh (16 từ tiếng Việt), Nightingale đã tích hợp được những khía cạnh quan trọng nhất mà chúng ta đã thấy ở những ý tưởng của Oxford, Michelle Obama hay Albert Schweitzer:

  1. Để thành công, chúng ta cần một lí tưởng có ý nghĩa (a worthy ideal). Chúng ta không cần nói về “lí tưởng” như là một điều gì đó cao siêu, ở đây ý của Nightingale là chúng ta cần có một mục tiêu mà chúng ta thật sự quan tâm về nó: có thể là tiền, là tiếng tăm, là sự công nhận của xã hội, hay bất kì điều gì khác mà chúng ta thật sự muốn.
  2. Sau khi đã xác định rõ ràng một mục tiêu mà chúng ta thật sự muốn đạt được, chúng ta cần hành động để đạt được nó, để hiện thức hóa nó dần dần. Nếu chúng ta chỉ muốn đạt được mà không muốn làm, thì dù cho có may mắn mà đạt được thì đó cũng phải là thành công (và chúng ta ai cũng phải thừa nhận điều này?! Và nó chứng tỏ hết sức rõ ràng rằng thành công không phải là một tình trạng – sở hữu hay có cái gì đó, mà phải là kết quả của một quá trình)

Như vậy, công thức của thành công là:

Thành công = Có mục tiêu + Hành động
Success = Goals + Actions

Hi vọng bài viết đã giúp bạn có một cái nhìn mới về khái niệm “thành công” cũng như cách để đạt được nó: Đặt mục tiêu & Hành động!

“Học online mà như có Gia sư” & Một vài ghi chú về Online learning

“Gia sư TOEIC”, tên gọi trước đây của Tiếng Anh Mỗi Ngày, có câu slogan: “Học Online mà như có Gia sư”. Câu này không phải do chúng tôi cố ý tạo nên mà đa phần là tình cờ.

Hôm qua, tôi chợt nhớ đến một đoạn video trước đây đã từng xem của Luis Von Ahn, người sáng lập Duolingo, trong đó nói đến định hướng sắp tới của họ là đem giáo dục ngoại ngữ đến rộng rãi mọi người thông qua việc tạo ra một chương trình tốt như thể bạn có gia sư dạy kèm.

Thật là đúng ý.

Nhân việc nói về việc tạo ra một chương có thể thay thế gia sư, tôi muốn chia sẻ một vài suy nghĩ về khả năng hiện thực hóa mục tiêu này, một điều nếu làm được tôi nghĩ sẽ có một ý nghĩa sâu xắc và một ảnh hưởng lớn lao.

Theo tôi, có 2 câu hỏi quan trọng cho online learning:

  1. Liệu online learning có thể hiệu quả như offline learning?
  2. Liệu online learning có thể thay thế offline learning?

Liệu online learning có thể hiệu quả như offline learning?

Tại thời điểm hiện nay (và với một background đầy thiên vị cho online learning), tôi nghĩ câu trả lời là Có. Có lẽ câu trả lời chính xác hơn là Tất yếu.

Nhưng khi nào nó sẽ xảy ra? Với những gì đang diễn ra hiện nay, tôi nghĩ công nghệ đã tiến rất gần đến với những gì online learning cần để việc học được hiệu quả. Vấn đề còn lại là vấn đề tiếp nhận từ người dùng, bị chi phối chủ yếu bởi thói quen và các yếu tố văn hóa. Về mặt thời gian, tôi nghĩ sẽ khoảng 0 – 15 năm.

Như vậy, việc triển khai và mức độ thành công của online learning sẽ gặp rào cản lớn nhất không phải từ việc nó không thật sự hiệu quả, nhưng từ những khó khăn trong quá trình chuyển giao từ cách học truyền thống sang cách học mới.

Liệu online learning có thể thay thế offline learning?

Câu hỏi này khó hơn câu hỏi trước. Bởi lẽ dù online learning tất yếu sẽ vượt mặt offline learning vì những tính năng vươt trội của nó, offline learning vẫn có thể duy trì được chỗ đứng của nó nhờ vào yếu tố con người.

Nhưng rõ ràng là không phải môn học hay hoàn cảnh học nào cũng cần yếu tố con người làm chủ đạo. Và đó là nơi mà online learning sẽ đặt những dấu ấn đầu tiên của nó.

Và một lần nữa, có thể công nghệ (ví dụ như công nghệ Thực tế Ảo – Virtual Reality) sẽ xô ngả rào cản cuối cùng này để đưa online learning lên vị trí xứng đáng của nó.

Nhưng cũng có thể công nghệ sẽ loay hoay mãi chẳng làm được điều đó theo một cách thật sự đột phá.

Tôi chưa có được câu trả lời “công bằng” cho điều này. Với cái nhìn thiên vị của mình, câu trả lời của tôi hiện nay vẫn là Yes.

Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ không còn thầy giáo hay cô giáo. Nó chỉ có nghĩa, một điều tôi nghĩ thật là thú vị, là thầy giáo và cô giáo sẽ có, hay đúng hơn là trở về, với sứ mệnh quan trọng hơn nhiều việc thuần túy truyền đạt kiến thức – một việc mà chương trình máy tính đang và sẽ làm tốt hơn nhiều.

Họ sẽ trở về với vai trò thật sự của người thầy: To INSPIRE. Để tạo ra cảm hứng cho học sinh.

Sự hòa quyện

Và như thế, tôi muốn kết lại với một ý mà tôi cho là khá quan trọng: rằng online learning và offline learning không phải là hai hướng dạy học đối nghịch nhau.

Mà rằng online learning phát triển sẽ giúp cho việc dạy và học nói chung phát triển. Nó sẽ hòa quyện vào cách học hiện tại để rồi sẽ trả người thầy về với vai trò quan trọng nhất của họ.

Khi đó, chúng ta lên lớp để được inspired, để được kết bạn, để làm những cái ý nghĩa nhất của việc học. Còn khi cần học thêm kiến thức, chúng ta sẽ dùng di động và máy tính, lúc nào chúng ta muốn.

 

Học online & Học offline
Học online & Học offline (Ảnh lấy từ Google Image)

 

Điều gì sẽ giúp Sài gòn trở thành một “Silicon Valley”?

Tuần rồi, một bài viết rất thú vị của Peter Diamandis về Silicon Valley đã khiến tôi tò mò muốn tìm hiểu thêm về vùng đất này.

Không phải đây là lần đầu tôi nghe người ta nói về Silicon Valley (thung lũng Silicon: nickname của vùng đất phía nam của San Francisco Bay Area, thuộc tiểu bang California, Mỹ), nhưng vì chưa bao giờ đến đó nên tôi cũng tò mò muốn biết xem điều gì khiến cho hầu hết các công ty công nghệ lớn nhất như Google, Apple, Facebook đều xuất phát từ đó.

Và một khi biết được là điều gì khiến Silicon Valley trở thành một nơi tuyệt vời như vậy cho các công ty khởi nghiệp (startups) thì câu hỏi rằng Tp. Hồ Chí Minh (Sài gòn) có thể trở thành một vùng đất tuyệt vời như vậy hay không sẽ tự có câu trả lời.

Bắt đầu với những quán cà phê (coffee shops)

Continue reading Điều gì sẽ giúp Sài gòn trở thành một “Silicon Valley”?

Từ câu chuyện bóng bàn, bóng đá nghĩ đến startup

Tuần vừa rồi trong lúc tập bóng bàn tôi có được một cú đánh khá hay (giật 12 trái liên lục). Tuần này tôi có trận đá bóng với nhiều cãi vả lộn xộn.

Hai việc này làm tôi chợt nhớ lại câu nói của Jack Ma (người sáng lập Alibaba, công ty Internet lớn nhất Trung Quốc & IPO lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ) trong một video phỏng vấn xem ở YouTube. (Tôi đã thử tìm lại video đó để share với các bạn nhưng vẫn chưa tìm lại được. Bạn nào biết thì comment giúp nhé!)

Đại ý của câu nói của Jack Ma (người Trung Quốc): Trung Quốc rất giỏi bóng bàn nhưng bóng đá thì vẫn chưa giỏi. Bóng bàn là môn thể thao cá nhân, còn bóng đá là môn thể thao đồng đội.

Bóng bàn là môn thể thao cá nhân, còn bóng đá là môn thể thao đồng đội.

Bóng bàn & bóng đá
Bóng bàn vs Bóng đá: 1 vs 11

Và quả thật, để làm được một điều gì đó đòi hỏi sự chung sức của nhiều người cho tốt thì khó hơn nhiều lần làm một việc gì đó tốt mà chỉ cần tự mình làm.

Tự mình làm thì được theo ý mình, được nhanh, nhưng rất dễ bế tắc và hết lực. Một ai đó đã nói câu rất hay: “Đi một mình thì đi nhanh, nhưng không đi xa được”.

Chính vì thế mà tất cả những việc lớn đều đòi hỏi một đội ngũ nhiều người. Ắt hẳn sẽ có người leader, có người quản lí, có người làm việc này và việc kia, nhưng luôn phải có một đội ngũ làm việc khăn khít với nhau.

Và đang làm start up nên tôi lại liên tưởng đến việc xây dựng và phát triển team của mình: team càng nhỏ thì có thể cho ra một cái gì đó rất nhanh, nhưng khó để làm ra một sản phẩm ở quy mô lớn. Bắt đầu với 1 người thì nhanh nhất, càng thêm người thì tốc độ trung bình càng chậm – một điều tất yếu do communicate &  management cost sẽ tăng lên rất nhanh –  nhưng sẽ làm được nhiều hơn.

Và trong bối cảnh mới bắt đầu một business nhỏ hay một startup self-funded, cái khó nhất luôn là việc thu xếp hợp lí giữa việc làm chuyên môn của mình (lĩnh vực mà mình mạnh); với việc quản lí chung của cả team; và cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, định hướng phát triển (vision) và thu hút nhân tài.

Đó chính là một cuộc dằn co giữa 3 con người: the technician, the manager and the entrepreneur như Gerber đã viết trong classic “The E-Myth”.

Sự cân bằng giữa 3 con người này trong giai đoạn đầu là vô cùng thiết yếu. Và việc thiên quá nhiều về khía cạnh chuyên môn hay quản lí, cũng theo Gerber, là thách thức lớn nhất cho những người xây dựng startups và small businesses.

P/S:
Nếu bạn giỏi (hay biết ai giỏi) về  lập trình, ngoại ngữ, design, sales, marketing, join Gia sư TOEIC cùng với tôi! (CV sent to team AT giasutoeic.com)

Gamification (game hóa) và ứng dụng trong việc học

Một đồng nghiệp của tôi vừa share infographics này. Tôi thấy có nhiều thông tin có ích nên share lại.

Một số thông số về việc game hóa việc học (gamification)
Một số thông số về việc game hóa việc học (gamification)

Điểm tôi thấy đáng chú ý trong bài này là (không biết số liệu có sure không) câu:

Gamification: 75% là tâm lí, 25% là công nghệ

10 sai lầm mà người khởi nghiệp hay mắc phải

Tôi được Rex giới thiệu xem video dưới đây của Guy Kawasaki – người trước đây làm cho Apple trong những năm 80 với vai trò evangelist (người truyền bá), có hơn 25 năm kinh nghiệm trong tech, và đã viết vài cuốn sách bán rất chạy.

Guy (Kawasaki) qua video này đã chia sẻ 10 lỗi mà entrepreneurs (người khởi nghiệp) hay mắc phải nhất. Tôi thấy 10 điểm này rất hữu ích nên chia sẻ cùng các bạn.

1. Multiplying big numbers by 1% (Nhân những số lớn với 1%)
Ví dụ như nói rằng thị trường e-commerce ở thế giới / Việt Nam rất lớn, chiếm được 1% thì cũng đủ lớn rồi. Lỗi của suy nghĩ này nằm ở chỗ chiếm được 1% của một thị trường lớn không dễ như chúng ta nghĩ; và thêm nữa là nếu ngay từ đầu mục tiêu của bạn chỉ để chiếm 1% của thị trường thì không nhà đầu tư mạo hiểm (VC: venture capitalists) nào muốn đầu tư vào bạn. Họ luôn muốn (dù ước mơ vẫn thường chỉ là mơ ước) những startups của mình chiếm lĩnh những thị trường mà các startups đó kinh doanh.

Continue reading 10 sai lầm mà người khởi nghiệp hay mắc phải